Ai cũng biết nghệ có tác dụng rất lớn trong việc chống lên sẹo ở vết thương và có tác dụng trị những vết thâm, sẹo nhỏ. Tuy nhiên, đối với sẹo lớn, nghệ lại không thể nào điều trị được.
Thông thường, khi bị thương với vết thương hở, tùy theo mức độ mà da sẽ lành lặn sau đó. Và Sẹo là kết quả của quá trình phục hồi hoặc thay thế tổ chức da bị phá hủy bằng các tổ chức mô sợi mới. Tất cả các vết thương đều có nguy cơ bị sẹo. Khi bị thương, các sợi collagen và sợi đàn hồi bị hủy hoại. Điều đó có thể thấy rõ khi bạn chạm tay vào những vết sẹo to: da bị “lì” đi và mất cảm giác, da không còn trơn láng do nguyên bào sợi đã bị phá hủy, ảnh hưởng đến việc tái tạo collagen mới và sợi đàn hồi.
Quá trình hình thành sẹo nhanh hay chậm, lồi hay phẳng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: Cơ địa, độ sâu và kích thước vết thương, cách xử lý vết thương, điều trị sẹo sớm hay muộn…
Dân gian thường chỉ cho rằng, củ nghệ tươi sẽ làm lành mọi vết thương, và nếu được thoa kệ giã nhuyễn lên vết thương vừa mới liền miệng (kéo da non) thì da sẽ không bị sẹo. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của các chuyên gia, nghệ chỉ có hiệu quả tốt đối với những vết thương như mụn hoặc dấu đứt tay nhỏ - tức là khi da chỉ bị tổn thương ở bề mặt. Lúc này nếu được thoa nghệ tươi, tinh chất vitamin E có trong nghệ sẽ giúp vết thương mau lành. Trong trường hợp khi đang thoa nghệ mà da tiếp xúc nhiều dưới nắng mặt trời, vết thương còn có nguy cơ thâm nâu và trở thành
sẹo thâm khó chữa.
Nghệ không có khả năng trị sẹo lớn
Do đó, để ngăn ngừa sẹo mới và
điều trị sẹo lớn hiệu quả thì phải là những chất có khả năng tái tạo tế bào da mới như chiết xuất Allium Cepa và tinh chất lô hội, vitamin E, vitamin B3… và các chất có khả năng kháng viêm như mucopolysaccharide… để bảo vệ da khỏi các tác nhân môi trường.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét