Xi mạ được hiểu là một quá trình phủ một lớp kim loại bảo vệ lên vật liệu nhằm bảo vệ và kéo dài tuổi thọ của vật liệu lâu hơn. Hiện nay, các lớp xi mạ được sử dụng phổ biến nhất trong các nhà máy sản xuất và chế tạo công nghiệp là: xi mạ crom trang trí, xi mạ niken, xi mạ đồng, kẽm, hợp kim, xi mạ Inox,…
Xi mạ có thể thực hiện trên nhiều chất liệu khác nhau như sắt, thép, inox, thau, đồng, kẽm, nhựa, gỗ,… Xi mạ sẽ giúp bề mặt vật được xi có độ sáng bóng/mờ đẹp mắt, hạn chế bay màu, trầy xước và chịu được điều kiện thời tiết khắc nghiệt, sự ăn mòn không khí,…
Các sản phẩm khóa tủ, phụ kiện tủ…được làm bằng kim loại, khi để trong không khí lâu ngày sẽ bị oxi hóa, dẫn đến rỉ sét, bay màu. Vì vậy, xi mạ sẽ là giải pháp tạo lớp bảo vệ kim loại, giúp chúng bền bỉ hơn. Màu sắc được tạo ra từ xi mạ cũng đa dạng, sẽ mang lại cho người sử dụng nhiều lựa chọn kết hợp cho phù hợp với phong cách nội thất và kiến trúc của ngôi nhà.
>> Xem thêm: xưởng xi mạ inox bình dương
Phương pháp gia công xi mạ inox
Màu sắc của inox có thể được tạo ra bằng nhiều phương pháp khác nhau như sơn, điện hóa, xi mạ chân không,…Trong đo gia công xi mạ inox bằng công nghệ xi mạ chân không PVD được đánh giá là phương pháp tốt nhất để tạo màu cho
điện giải inox.
Mạ PVD là quá trình bay hơi lắng đọng vật lý, được thực hiện dưới điều kiện chân không để tạo ra lớp màng mỏng trên bề mặt inox giúp sản phẩm trở nên bền và đẹp hơn.
Gia công xi mạ inox trên các bề mặt bóng – xước – mờ – gương
Trước khi đưa vào lò mạ PVD, sản phẩm cần xi mạ phải được gia công xử lý bề mặt. Vì sao phải xử lý bề mặt inox trước khi gia công xi mạ?
Thứ nhất, độ dày lớp phủ PVD dao động từ 0,5-10um nên sẽ không thể lấp đầy các khiếm khuyết trên bề mặt sản phẩm. Việc xử lý bề mặt sẽ giúp sản phẩm sau khi xi mạ có được vẻ đẹp bóng sáng, bắt mắt hơn.
Thứ hai, xử lý bề mặt giúp tạo ra những bề mặt inox mạ màu theo ý muốn chủ quan của con người. Bản thân mỗi bề mặt cũng mang đến những sắc thái thẩm mỹ riêng, phù hợp với từng môi trường sử dụng.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét