Mạ kẽm nhúng nóng là một trong những dịch vụ gia công tối ưu nhất so với các phương pháp mạ kẽm khác hiện nay. Có nhiều bạn đọc và khách hàng vẫn chưa biết về phương pháp này. Hiểu được lý do ấy, hôm nay xin mời mọi người cùng tìm hiểu phương pháp này thông qua bài viết dưới đây.
Nếu quý khách có nhu cầu sử dụng phương pháp này để bảo vệ sản phẩm sắt thép của mình hãy liên hệ với Ngũ Kim để nhận báo giá mạ kẽm nhúng nóng 2024 theo kg mới nhất hôm nay.
Bảng Báo Giá Mạ Kẽm Nhúng Nóng HCM Hôm Nay
Đơn giá mạ kẽm nhúng nóng cho 1 kg dao động từ 5.800 đ/kg cho đến 10.900 đ/kg và đơn giá mạ kẽm điện phân đồng giá là 3.400 đ/kg, đây là giá mạ kẽm nhúng nóng trung bình áp dụng cho những sản phẩm sắt thép phổ biến.
Lưu ý:
Đơn giá trên đã bao gồm VAT 8%.
Khối lượng hàng nghiệm thu và thanh toán theo khối lượng thực tế tại cầu cân sau khi mạ kẽm nhúng nóng.
Hàng đen chuyển tới để mạ kẽm phải đảm bảo mới 100%.
Hàm lượng Silic và Photpho của hàng đen là: %Si ≤ 0.04% và %Si + (2.5 x % P) < 0.09%.
Chất lượng bề mặt của sản phẩm cần mạ ít bị gỉ sét và không dính nhiều dầu mỡ.
Cùng tham khảo đơn giá các sản phẩm thép mạ kẽm như: Thép v mạ kẽm, Thép u mạ kẽm, Thép la mạ kẽm, Thép tròn trơn mạ kẽm, Xà gồ C mạ kẽm, Thép i mạ kẽm.
Các Thông Tin Về Mạ Kẽm Nhúng Nóng
Mạ kẽm nhúng nóng là quá trình tạo lên bề mặt vật liệu 1 lớp kẽm để loại bỏ sự oxy hoá và mài mòn. Từ đó giúp các vật tư đã gia công nhúng kẽm nóng có tuổi thọ lâu hơn.
Trong 3 phương pháp: Mạ Kẽm Lạnh - Mạ Kẽm Điện Phân - Mạ Kẽm Nhúng Nóng thì phương pháp tối ưu và phổ biến nhất hiện nay là mạ nhúng nóng.
Để thực hiện được phương pháp này chúng ta cần: Xi mạ vào bể lớn chưa dung dịch kẽm nóng, phương pháp này khiến bề mặt bên ngoài của kim loại nấu chảy thành hợp kim với kẽm. Quá trình này không chỉ giúp bề mặt được phủ lên 1 lớp kẽm mà còn khiến lớp nhúng kẽm không bị bong tróc, giúp bề mặt kim loại được bảo vệ 1 cách tối ưu nhất.
>> Xem thêm: Bulong mạ kẽm
Phương Pháp Mạ Kẽm Nhúng Nóng Xuất Hiện Khi Nào?
Được bắt đầu vào đầu năm 1742, khi nhà hoá học người Pháp có tên là: P.J. Melouin trình bày chi tiết để bảo vệ bề mặt thép băng cách đem nhúng vào bể kẽm nóng chảy tại viện Hàn lâm Pháp.
Tiếp nối đề tài ấy thì vào năm 1836 một nhà hoá học người Pháp khác là Stanislas Sorel đã chính thức được cấp bằng sáng chế cho công trình nhúng nóng mạ kẽm.
Ông sử dụng axit sulfuric để loại bỏ các chất cặn bẩn và các thành phần khác bám trên bề mặt kim loại để giúp quá trình nhúng kẽm tiếp theo lớp kẽm bám dính tốt hơn và tạo ra lớp bảo vệ chắc chắn củng như bề mặt thẩm mỷ đẹp hơn.
Năm 1850 phương pháp này được áp dụng rộng rãi và phổ biến trong ngành công nghiệp sắt thép cuả Anh.
Đã sử dụng 10.000 tấn kẽm để nhúng kẽm cho sắt thép trong năm 1850. Vài năm sau số lượng kẽm củng được sử dụng tăng lên gấp nhiều lần ước tính 700.000 tấn kẽm, theo số liệu AGA - Hiệp Hội Hoa Kỳ cung cấp.
Công ty TNHH Kỹ Thuật Công Nghiệp Ngũ Kim Việt Nam
Support Online: Nguyễn Văn Lai
Email: laimelio03@gmail.com
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét