Sâu răng là bệnh lý phổ biến mà phần lớn ai trong chúng ta cũng đều mắc phải. Nhưng nhiều người chủ quan không đi điều trị khiến cho sâu răng phát triển nặng hơn dẫn đến tình trạng chảy máu ở răng sâu. Vậy trường hợp chảy ở răng sâu điều trị sao ?
Sâu răng là gì?
Có thể ai cũng biết đến sâu răng, nhưng rất nhiều người lại không biết thực chất sâu răng là gì. Khi hiểu về cơ chế hình thành sâu răng bạn sẽ biết cần phải làm gì khi phát hiện sâu răng và đặc biệt khi sâu răng bị chảy máu.
Răng sâu hình thành theo thời gian dài
Sâu răng hình thành theo một quá trình lâu dài, bắt đầu từ các mảng bám thức ăn trong các bữa ăn của chúng ta hành ngày. Những mảng bám này không được làm sạch, các vi khuẩn sẵn có trong khoảng miệng sẽ sinh sôi, phát triển, làm lên men tinh bột tạo thành các carbohydrates. Khi carbohydrates tồn tại lâu trên răng, sẽ bị vi khuẩn chuyển đổi thành các axit. Tổng hợp các axit, vi khuẩn, nước bọt sẽ tạo thành một hỗn hợp bám trên bề mặt răng tạo thành mảng bám.
Mảng bám không được làm sạch sẽ tấn công răng. Vi khuẩn và các axit trong mảng bám sẽ không ngừng phá hủy men răng gây xói mòn răng và biểu hiện là các lỗ nhỏ trên men răng và dần dần tiếp cận các lớp tiếp theo bên trong là ngà răng để tiếp tục tiêu hủy. Ngà răng không có khả năng chống axit như men răng nên bị phá hủy nhanh hơn và men răng bên ngoài. Điều này lý giải vì sao mà khi chúng ta nhìn thấy vết sâu từ bên ngoài thì thực tế bên trong, răng đã bị tấn công sâu.
Vết sâu không được loại bỏ sẽ tiếp tục di chuyển vào tủy răng – nơi có các dây thần kinh và mạch máu nuôi dưỡng răng. Tủy bị sâu tấn công sẽ bị kích thích và gây sưng và viêm tủy. Lúc này phản xạ của cơ thể thường là sẽ đáp ứng với vi khuẩn bằng cách gửi các tế bào máu trắng đến để chống lại nhiễm trùng. Chính điều này lại có thể dẫn đến áp xe tăng với tỷ lệ tương đối cao. Và tình trạng
chảy máu ở răng sâu thực tế đã có thể xuất hiện từ lúc tủy bị tấn công. Biểu hiện có thể thấy là máu chảy ở phần lợi cùng với cơn đau nhức rất đặc trưng.
Có tự đối phó với chảy máu ở răng sâu được không?
Thực tế, bạn chỉ có thể ngừa việc sâu răng và chảy máu ở răng sâu từ trước khi chúng có thể phát sinh. Cách tốt nhất là có chế độ dinh dưỡng và các bữa ăn hợp lý. Quan trọng nhất là vệ sinh chăm sóc răng miệng sạch sẽ, đúng cách, đặc biệt là sau các bữa ăn chính cũng như ăn phụ hoặc ăn vặt nếu có.
Vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng để phòng ngừa chảy máu ở răng sâu
Khi tình trạng chảy máu răng đã xảy ra, bạn cũng chỉ có thể thực hiện các biện pháp để giảm thiểu hoặc hạn chế. Tốt nhất là chăm sóc răng miệng kỹ hơn, chú trọng đến cách chải răng, làm sạch miệng hàng ngày. Bạn có thể dùng nước muối để súc miệng khi răng chảy máu, ăn nhai tránh vị trí răng sâu chảy máu hoặc ăn những đồ ăn mềm, mát lành tính. Tuyệt đối tránh đồ ăn cay nóng, dai, không nhai bằng răng sâu đang bị chảy máu. Tăng cường ăn rau luộc mềm và hoa quả sạch để bổ sung vitamin C để làm dịu nướu. Hạn chế tối đa những thực phẩm chứa nhiều chất đường – tác nhân khiến cho tình trạng sâu răng trở nên trầm trọng hơn.
→
Chữa sâu răng ở đâu tốt
Ngoài những biện pháp hỗ trợ này ra bạn không thể tác động gì thêm để răng không chảy máu. Đây là tình trạng phát sinh từ bên trong. Muốn điều trị triệt để cần thiết có sự can thiệp của bác sỹ mới có thể giải quyết được.
Khi răng sâu chảy máu cần đến nha sỹ
Đây là việc bạn nên làm khi rơi vào tình trạng răng bị chảy máu. Theo những gì đã trình bày cụ thể về răng bị sâuở trên, khi răng đã chảy máu có nghĩa sâu răng đã chạm đến tủy, đang kích thích tủy. Nếu không có biện pháp điều trị lúc này, sâu răng sẽ lan xuống chóp răng và gây áp xe rất nguy hiểm.
Nha sỹ sẽ điều trị cho bạn để chữa dứt tình trạng răng sâu chảy máu bằng cách điều trị nha khoa phù hợp. Chỉ khi đó răng mới không còn chảy máu, cơn đau dứt và có thể tiếp tục bảo tồn răng thật. Thông thường, với trường hợp răng sâu nặng, gây chảy máu và viêm tủy thì việc điều trị nội nha là điều cần làm trước tiên nhằm loại bỏ những vi khuẩn gây bệnh. Hàn răng cũng sẽ được tiến hành nhằm trám bít lại khoang rỗng khuyết tủy và mô răng, đảm bảo phục hình cho răng cũng như hạn chế tối đa sự xâm nhập trở lại của vi khuẩn gây bệnh.
Những chia sẻ trên đây được tham khảo từ các bác sỹ Nha khoa KIM, giúp bạn ứng phó kịp thời với tình trạng răng sâu chảy máu, cắt cơn đau và để chữa trị triệt để. Nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào xoay quanh vấn đề này, bạn có thể liên hệ với Nha khoa KIM theo số 19006899 để được tư vấn chi tiết và cụ thể hơn.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét