Trong quá trình mọc răng, trẻ thường có biểu hiện sốt cao, tiêu chảy, biếng ăn. Khi gặp trường hợp này, nhiều bậc cha mẹ băn khoăn không biết chăm sóc cho trẻ sao. Cùng tìm hiểu cách chăm sóc sốt do mọc răng ở trẻ em qua bài viết dưới đây nhé!
Dấu hiệu sốt do mọc răng ở trẻ em
Thông thường răng sữa của bé thường mọc theo thứ tự: 2 chiếc răng cửa ở dưới, tiếp đến là 2 chiếc bên cạnh, rồi hai chiếc răng cửa ở trên. Răng hám sẽ hoàn thiện và đù 20 răng sữa khi bé được 24-30 tháng tuổi.
Trẻ sốt do mọc răng nên các mẹ hãy để ý những dấu hiệu nhỏ nhất nhé.
Triệu chứng sốt do mọc răng ở bé: Mẹ để ý những dấu hiệu mọc răng đi kèm này nhé:
Lợi sưng đỏ, ngứa ngáy lợi
Sốt từng cơn
Chảy nhiều dãi
Ngừa răng, thích gặm tay ẹm hoặc đồ chơi
Quấy khóc nhiều
Ăn uống kém, sụt cân
Sốt mọc răng kéo dài bao lâu?
Thông thường, mọi dấu hiệu trên kéo dài khoảng 2-3 ngày thì chiếc răng mới nhú lên, đó cũng chính là thời điểm dấu hiệu sốt và tiêu chảy ở bé giảm dần rồi mất hẳn.
→
vì sao nhổ răng sữa
Sốt do mọc răng ở trẻ em thường kéo dài từ 2 - 3 ngày.
Phương pháp chăm sóc bé sốt mọc răng
Trước tiên hãy dùng nhiệt kế kiểm tra nhiệt thân của bé, nếu trên 38 độ C thì bé đã bị sốt cao rồi đó mẹ. Khi đó mẹ nên đưa bé đi khám sớm, nếu không kịp thời dễ dẫn đến co giật toàn thân, thiếu oxy não, tổn thương các tế bào thần kinh khiến bé bị hôn mê (hoặc tử vong). Nếu bé sốt tới 38,5 độ C trở lên, bạn có thể dùng Paracetamol để hạ sốt, liều lượng 10-15 mg cho một kg cân nặng, cứ 4 giờ cho uống một lần. Nếu bé sốt nhẹ hơn thì không cần uống thuốc.
Mẹ hạn chế đừng cho bé tiếp xúc với những đồ chơi vuông thành sắc cạnh, vì có thể bé sẽ “nhai” làm tổn thương đến lợi.
lau người cho bé bằng nước ấm, Nước ấm sẽ giúp cơ thể thoát nhiệt, giảm sốt nhanh hơn
Mặc cho bé những trang phục thoải mái và thoáng để nhiệt có thể thoát ra.
Tuyệt đối không dùng đá lạnh chườm hạ sốt cho bé bởi đá lạnh vừa khiến bé khó chịu lại vừa khiến tình trạng sốt ở bé tồi tệ hơn do các mạch máu bị co lại. Đá lạnh cũng khiến bé dễ bị viêm phổi.
Cho bé uống thêm nhiều nước nếu bé đi phân nhiều nước hoặc bé đi quá nhiều lần trong một ngày.
Mẹ nên tăng cường các cữ bú cho bé trong ngày. Nếu bé không bú được, mẹ cần vắt sữa và cho bé ăn bằng thìa.
khuyến khích bé uống thêm nước lọc (hoặc có thể pha sữa bình cho bé loãng hơn bình thường). Trường hợp bé không uống được nước, dùng tăm bông sạch chấm nước vào môi, miệng bé để bé không bị khô môi và cũng tránh được tình trạng mất nước.
Nếu bé bị sốt cao, co giật, lấy một chiếc khăn mềm, nhỏ, gấp lại rồi kẹp vào miệng bé, đề phòng bé cắn vào lưỡi
Cần chú ý giữ vệ sinh răng miệng cho trẻ thật tốt. Thường xuyên lau sạch nước miếng chảy quanh miệng trẻ bằng khăn mềm. Nhớ luôn luôn làm sạch nướu sau khi cho trẻ bú hoặc ăn. Dùng một miếng gạc hoặc vải mềm nhúng nước sạch quấn quanh ngón tay lau nhẹ nhàng và massage nướu. Nên cho trẻ uống nước lọc sau khi bú hoặc ăn dặm xong.
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ mọc răng
Khi trẻ mọc răng, mẹ chỉ nên cho trẻ ăn thức ăn mềm để trẻ ăn uống dễ dàng. Không nền cho trẻ ăn thức ăn quá nóng hay quá lạnh sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của bé.
Bổ sung thêm các thẩm phẩm có canxi cho trẻ
Có thể xay nhuyễn thức ăn cho trẻ dễ nuốt, hoặc nghiền trái cây và rau củ cho trẻ uống bổ sung.
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ sốt do mọc răng.
Cho bé ăn chuối xắt lát lạnh, sữa chua mát để giúp lợi của bé được xoa dịu, giảm sưng.
Người mẹ nên ăn uống đa dạng, kể cả những chất như: dầu mỡ, tôm, cá (chất tanh) để đảm bảo chất lượng sữa cho bé tiêu chảy bú. Nếu bản thân người mẹ cũng mắc chứng tiêu chảy khi cho con bú thì người mẹ nên tránh ăn các loại đường ngọt, bánh kẹo, nước ngọt có gas hoặc những loại thực phẩm đóng hộp như: xúc xích, thịt hun khói…
Nếu như tình trạng kéo dài 3-4 ngày mà trẻ không có dấu hiệu thuyên giảm thì các bậc cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện càng sớm càng tốt để các bác sĩ có phương pháp điều trị cho trẻ
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét