2. Chảy máu chân răng do các bệnh lý cơ thể
Bên cạnh nguyên nhân trực tiếp là do cao răng dẫn tới các bệnh lý răng miệng thì chân răng hay bị chảy máu cũng là dấu hiệu cảnh báo hàng loạt các vấn đề bệnh lý cơ thể mà bạn cần quan tâm.
+ Bị bệnh thuộc hệ thống tạo máu: do thiếu một vài yếu tố tham gia vào quá trình đông máu như: bệnh ưa chảy máu, bệnh giảm tiểu cầu, thiếu can xi…
+ Bị một số bệnh về gan, do gan tham gia vào quá trình tổng hợp chất đông máu từ vitamin K.
+ Bị một số bệnh toàn thân khác cũng gây nên chảy máu chân răng như ăn uống thiếu chất, thiếu vitamin…
Vì sao bị chảy máu chân răng trong thời gian dài
3. Chân răng hay bị chảy máu điều trị bằng phương pháp nàoViệc điều trị chảy máu chân răng bằng phương pháp nào hiệu quả nhất sẽ phụ thuộc rất nhiều vào nguyên nhân của tình trạng này. Nếu để tính trạng chảy máu chân răng quá lâu thì việc điều trị sẽ gặp rất nhiều khó khăn và dẫn đến hậu quả đáng tiếc như răng lung lay hay rụng răng.
Với nguyên nhân do vệ sinh kém, mảng bám cao răng nhiều dẫn tới viêm nướu thì lấy cao răng sẽ là thao tác đầu tiên để điều trị. Khi mảng bám chứa vi khuẩn được loại bỏ thì phần nướu sẽ dần hồi phục, hết viêm nhức, từ đó tình trạng chảy máu chân răng sẽ thuyên giảm dần, tuy nhiên thao tác lấy cao răng dưới nướu cần được đặc biệt lưu ý để làm sạch hoàn toàn mảng bám trên răng.
Bạn có thể yên tâm khi lấy cao răng tại Nha khoa uy tín với công nghệ Siêu âm lấy cao răng sẽ đảm bảo an toàn không đau nhức. Đầu máy siêu âm sẽ áp sát phần cao răng, dưới tác động của sóng siêu âm sẽ làm bong phần cao răng một cách nhẹ nhàng mà không gây ê buốt hay chảy máu. Đặc biệt, kỹ thuật lấy cao răng dưới nướu do bác sỹ giàu kinh nghiệm trực tiếp thực hiện sẽ giúp loại bỏ hoàn toàn cao răng, chấm dứt hiện tượng chảy máu chân răng.
Vệ sinh răng miệng đúng cách để tránh chảy máu chân răng
Đối với nguyên nhân chảy máu chân răng do bệnh lý cơ thể khác thì việc chữa chạy là một quy trình phức hợp bao gồm điều trị tại chỗ và toàn thân, chỉ khi có sự thăm khám cụ thể của nha sỹ mới giúp xác định chính xác nguyên nhân và từ đó có phương pháp điều trị phù hợp nhất.
Tốt nhất bạn nên chú ý giữ gìn vệ sinh răng miệng, chải răng đúng cách với bàn chải lông mềm ngày 2 lần kết hợp với sử dụng chỉ nha khoa. Bổ sung thêm các thực phẩm giàu vitamin như rau xanh, trái cây giòn, các loại ngũ cốc, sữa. 4-6 tháng là khoảng thời gian cần thiết để bạn đi thăm khám và lấy cao răng. Khi cao răng được làm sạch thì không những đẩy lùi được tình trạng chảy máu chân răng mà còn có thể hạn chế được 90% các bệnh lý răng miệng khác.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét