Cao răng là hợp chất cặn cứng của: muối vô cơ (gồm canxi carbonat và phosphate) – cặn mềm (là các mảnh vụn thức ăn) – các chất khoáng trong khoang miệng – vi khuẩn và sự lắng đọng sắt của huyết thanh trong máu. Hợp chất này bám rất cứng chắc trên răng, thường là ở cổ chân răng phía trên và cả dưới nướu.
Lấy cao răng có tốt không?
Cao răng tồn tại trên răng có thể đem đến cho răng nhiều nguy cơ bệnh lý như sâu răng, viêm nướu và tiêu xương, ngoài ra là những thay đổi theo chiều hướng xấu của hàm răng. Bởi thế, vấn đề thắc mắc lấy cao răng có tốt không là cần thiết, làm sao để lấy cao răng phát huy được ưu điểm và tránh gặp phải những vấn đề nguy hiểm tới men răng, nướu răng.
>>>
Xem thêm: thuốc điều trị chảy máu chân răng<<<Bạn nên biết rằng khi cao răng tồn tại và hình thành ngày càng nhiều thì các dây chằng nha chu càng bị đứt vỡ nhiều hơn. Cao răng sẽ hình thành sâu xuống dưới nướu tạo thành các túi nha chu, gây chảy máu thường xuyên, có mủ và sưng phồng nướu. Các triệu chứng viêm sẽ ngày càng nặng thêm.
Cao răng càng nhiều, nướu tách ra, xương ổ bị vi khuẩn tấn công sẽ tiêu dần. Tất cả đều khiến cho nướu tụt thấp, làm lộ chân răng, tạo nên cảm giác răng dài và thưa ra rất mất thẩm mỹ.
Còn nhiều hệ quả khác từ cao răng cho nên lấy cao răng định kỳ là cần thiết và được khuyến khích thực hiện 3 – 6 tháng/ 1 lần nhằm loại bỏ kịp thời các nguy cơ ảnh hưởng xấu tới răng về lâu dài.
Lấy cao răng có an toàn không?
Tuy lấy cao răng là tốt và cần thiết cho hàm răng và bảo vệ sức khỏe răng miệng, nhưng vấn đề lấy cao răng có an toàn không lại phụ thuộc vào kỹ thuật lấy cao răng như thế nào, có đảm bảo hay không.
Về bản chất lấy cao răng chỉ là tách các mảng bám này ra khỏi răng, hoàn toàn không xâm lấn răng thật. Nhưng do mảng bám này rất cứng chắc nên khi thực hiện ít nhiều sẽ tác động tới cảm giác của răng.
Do đó, nếu bạn lấy cao răng bằng dụng cụ cầm tay để nạy bẩy thì nhiều khả năng dùng lực không chuẩn ảnh hưởng đến nướu và men răng khiến cho răng ê kến, nướu bị chảy máu. Đây là lý do giải thích tại sao mà nhiều người vẫn còn thắc mắc lấy cao răng có đau không. Nguyên nhân chính là do sử dụng dụng cụ cầm tay và thao tác không đảm bảo.
Cũng không loại trừ trường hợp là bạn lấy cao răng nhưng đang bị viêm nướu sẽ dễ bị chảy máu hơn dẫn đến nhưng nghi hoặc rằng lấy cao răng tốt hay xấu mà không biết là do đang bị viêm nướu nên chỉ cần những tác động rất nhẹ đến nước cũng gây chảy máu.
Cho nên, khi lấy cao răng nên thực hiện ở địa chỉ nha khoa uy tín với cách lấy cao răng hiện đại, nhẹ nhàng hơn mà vẫn đảm bảo triệt để nhất.
Tốt nhất không nên lấy cao răng bằng dùng cụ cầm tay bởi có khá nhiều rủi ro khi thực hiện. Hiện nay đã có công nghệ Siêu âm lấy cao răng hiện đại. Đây là công nghệ sử dụng sóng rung cao tần để tác động làm phân rã liên kết cao răng để tách ra khỏi bề mặt răng một cách nhẹ nhàng nhất, không gây đau nhức, không ê kến và không tổn hại đến men răng, đồng thời nướu cũng không bị tác động nên tránh được chảy máu nướu răng khi thực hiện.
Với công nghệ này bạn còn có thể hy vọng lấy được cao răng triệt để hơn ở trên và dưới nướu. Vấn đề lấy cao răng có an toàn không sẽ không còn quan trọng nữa.
Bạn không nên quá lo lắng về việc lấy cao răng có tốt không hay an toàn không , cứ duy trì chế độ lấy cao răng định kỳ, nhưng không nên lạm dụng lấy cao răng quá thường xuyên. Đặc biệt nên phân biệt giữa lấy cao răng nhiều với lấy cao răng quá thường xuyên. Lấy cao răng nhiều là cần thiết vì để đảm bảo loại sạch cao răng và mảng bám kịp thời, trong khi lấy cao răng quá thường xuyên là việc lấy quá nhiều lần trong một thời gian ngắn. Từ lưu ý này bạn sẽ biết là lấy cao răng nhiều có hại không.
Trên đây là những chia sẻ những thông tin về lấy cao răng, hy vọng sẽ hữu ích cho bạn.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét